Để lao động quay lại nhà máy trong trang thái bình thường mới

Date: - View: 920 - By:

TS Huỳnh Thanh Điền                                                                      

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 1/9/2021 chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp (DN) công nghiệp cả nước giảm 13,9% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là các địa phương thuộc vụng kinh tế trong điểm phí nam giảm mạnh như: thành phố Hồ Chí Minh giảm 63,3%, Bà Rịa Vũng Tàu giảm 41,1%, Bình Dương giảm 24,8%, Long An giảm 11,1%. Đợt mở lại nền kinh tế ngày 1/10 vừa qua ghi nhận lượng lớn lao động tiếp tục rời bỏ các đô thị lớn trở về quê. Tiếp tục tạo thêm nhiều khó khăn cho các dự định khởi động sản xuất của DN trong trạng thái dịch Covid còn tiếp diễn. Đòi hỏi DN phải tìm cách làm phù hợp để giữ lao động, kêu gọi người lao động quay trở lại, đồng thời phải tính đến phương án cơ cấu lại sao cho thích ứng với tình trạng lao động thường xuyên biến động.

KHAI GIẢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 20H NGÀY 26/10/2021

KHAI GIẢNG GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH 20H NGÀY 15/11/2021

Để giữ chân người lao động hay tìm cách kêu gọi họ quay trở lại, DN cần thấu hiểu sự quan tâm và lo lắng của họ để tìm giải pháp động viên phù hợp. Phân đông số lao động là công nhân trực tiếp với thu nhập thấp, họ thường nhận lương dựa trên năng suất lao động (sản phẩm làm ra). Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào sự nổ lực của người lao động, mà còn phụ thuộc vào đơn hàng đặt hàng và phương pháp tổ chức quản lý của mỗi DN. Trong bối cảnh Covid, nhiều DN không đủ đơn hàng sản xuất, nếu tính lương theo sản phẩm thì tiền lương của công nhân sẽ thấp, không đủ trang trải cuộc sống.

Để người lao động yên tâm với mức thu nhập, DN có thể thay đổi phương án tính lương. Thay vì trả lương theo sản phẩm, DN có thể tính đến phương án trả lương cố định với mức chi trả đảm được cuộc sống của người lao động. Hoặc có thể vẫn giữ nguyên phương án trả lương theo sản phẩm nhưng phải chi thêm mức hỗ trợ để tổng thu nhập đảm bảo trang trải cuộc sống. Làm như vậy, có thể DN sẽ giảm lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng giữ được quy mô lao động, chờ đợi những cơ hội tốt hơn trong tương lai.

Mặt khác, trong bối cảnh dịch Covid còn tiếp diễn, người lao động rất e ngại đến sự an toàn. DN cần giảm bớt tâm lý e ngại ngại cho người lao động thông qua những hành động thể hiện sự quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất liên quan đến công việc và cuộc sống của họ. Chẳng hạn như trang bị đầy đủ cho người lao động các phương tiện, thiết bị liên quan đến phòng dịch, thực hiện nghiêm quy định an toàn phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ y tế. Đồng thời phát huy tối đa vai trò của công đoàn, sáng kiến các chương trình thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đến tình trạng sức khoẻ gia đình của người người lao động. Khi nhận được sự động viên bằng những hành động thiết thực, chân thật, người lao động sẽ yên tâm gắn bó hơn và công hiến nhiều hơn.

Mặt khác, dịch Covid tạo ra khó khăn chung cho tất cả DN, cơ hội việc làm của người lao động cũng không nhiều như trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu DN nào nhận diện được bối cảnh, điều chỉnh cách làm phù hợp sẽ tạo được nhiều lợi thế so với những DN chậm đổi mới. DN cần truyền thông thông điệp này với người lao động, giúp người lao động hiểu được sự đóng góp, sáng kiến của mình đối với DN. Đóng góp của họ là góp phần giúp DN vượt qua khó khăn, cũng là tự giúp mình có được công ăn việc làm ổn định.

Muốn vậy, cần phát động nhiều phong trao thi đua cải tiến, sáng kiến đến tất cả vị trí công việc. Dịch Covid làm xuất hiện nhiều xu hướng kinh doanh mới, tạo áp lực thay đổi rất lớn. Lãnh đạo không thể tự mình sáng kiến ra cách làm mới để chỉ đạo cấp dưới làm theo. Thay vào đó, là truyền thông thông điệp đổi mới thúc đẩy tất cả người lao động sáng kiến, đổi mới. Chẳng hạn như công nhân sản xuất thì sáng kiến phương pháp vận hành sản xuất, nhân viên kinh doanh thì sáng kiến phương thức bán hàng, nhân viên kiểm soát chất lượng thì sáng kiến phương pháp kiểm soát chất lượng từ xa,…Khi truyền được ngọn lửa nhiệt tình cho người lao động, không lo không tìm được cách làm tốt.

Thời gian tới, DN sẽ thường xuyên gặp phải thiếu hụt lao động vì rủi ro Covid. Trường hợp người lao động bị nhiễm bệnh hoặc phát hiện các trường hợp tiếp xúc gần với người nhiễm. DN cần xây dựng kịch bản rõ ràng và chi tiết để ứng phó kịp thời khi có biến cố xảy ra. Chẳng hạn như nếu thiếu hụt lao động trên chuyền sản xuất, thì tính đến phương án dồn chuyền hoặc phân chia lại công việc của công nhân theo hướng đảm đương phần việc của lao động thiếu hụt, hoặc phương án nào khác. Các kịch bản này cần được tập dượt thường xuyên để không bị động khi xảy ra rủi ro.

Về lâu dài, DN nghiệp nên tính đến phương án cơ cấu lại sản xuất theo hướng tinh gọn, tối ưu việc sử dụng lao động cho phù hợp với bối cảnh dịch covid còn tiếp diễn. Chẳng hạn như thiết lập mạng lưới DN vệ tinh tại các địa phương đang kiểm soát dịch bệnh tốt, để đặt sản xuất các đơn hàng trong trường hợp DN không đủ lao động để làm. Một số ngành sử dụng nhiều lao động tại thành phố Hồ Chí Minh như dệt may, da giày sẽ rất khó huy động đủ lao động sản xuất để đạt điểm hoà vốn. Khi đó, DN có thể hợp tác với các địa phương vệ tinh chuyển thiết bị, công nghệ sản xuất về đó, ở Thành phố có thể đảm nhận khâu kinh doanh, thương mại chẳng hạn.

Đợt bùng phát dịch lần này sẽ tạo ra thay đổi lớn về cấu trúc lao động giữa các ngành, các địa phương. DN cần hoà mình vào làn sóng chuyển đổi đó để tìm cách làm phù hợp trong ngắn hạn cũng như lâu dài. Khi DN thay đổi để thích ứng, đòi hỏi kỹ năng lao động cũng thay đổi. DN cần tạo động lực người lao động gắn bó hơn, giúp họ phát triển nghề nghiệp, cũng là vì sự phát triển bền vững của DN.

LIÊN KẾT
FANPAGE